Thứ sáu, 19/04/2024 - 22:13|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS An Bồi
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 GIẢI BÀI TOÁN VỀ "TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ"

.

Bậc tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình 

thành và phát triển nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông, giáo dục quốc dân. Để đạt được mục tiêu trên, nhà trường tiểu học đã duy trì dạy học toán, giúp học sinh học tốt môn học, học có phương pháp là mục tiêu hàng đầu được đặt ra trong mọi tiết học. Người giáo viên cần giúp học sinh phân tích bài toán nhằm nhận biết được đặc điểm, bản chất bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng có nhiều ưu điểm, phương pháp này giúp học sinh lập kế hoạch giải một cách dễ dàng, giúp sự phát triển kĩ năng kĩ xảo, năng lực tư duy và khả năng giải toán của các em. 
Từ những lí do trên, tôi đã rút ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 giải bài toán về Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó" để tìm hiểu và nghiên cứu nhằm giúp các em trở thành những con người phát triển toàn diện có ích cho đất nước. 
   Để giải quyết được một bài toán học sinh cần phải thực hiện được các thao tác 
phân tích được mối liên hệ và phụ thuộc trong bài toán. Muốn làm được việc này 
người ta thường dùng hình thức vẽ thay cho các số đếm để minh họa các quan hệ 
của bài toán. Ta phải lựa chọn sắp xếp các hình vẽ đó một cách hợp lí để dễ dàng 
thấy được mối liên hệ và phụ thuộc giữa đại lượng. Tạo ra một hình ảnh cụ thể giúp ta suy nghĩ tìm tòi cách giải. Việc sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có tác dụng rất lớn. Nhìn vào sơ đồ học sinh sẽ định ra một cách giải, có khi nhận thấy ngay kết quả của bài toán. Vì lẽ đó mà phương pháp này được dùng phổ biến, làm chỗ dựa cho việc tìm kế hoạch giải. Vì vậy trong quá trình dạy toán ở lớp 4, giáo viên cần sử dụng triệt để phương pháp này để giúp học sinh nắm chắc bản chất của mỗi dạng toán, nhận dạng nhanh và phát huy được chủ động sáng tạo của học sinh. Tôi nhận thấy thực tế nhiều học sinh rất lúng túng trong việc xác định dạng toán, phân tích bài toán để lựa chọn cách giải cho phù hợp. Để khắc phục nhược điểm của học sinh trong thực tế, tôi đã lựa chọn phương pháp này các em có thể giải quyết được một số bài tập có trong chương trình. Sau đây là một số ví dụ minh họa: 
a. Dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. 
* Bài toán : Minh và Khôi có 25 quyển vở. Số vở của Minh bằng 2/3 số vở 
của Khôi. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu quyển vở ? 
Giáo viên hướng dẫn cách giải như sau: 
- Bước 1 : Đọc kĩ đề toán và vẽ sơ đồ đoạn thẳng. 
- Bước 2 : Nhìn sơ đồ để tìm mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết. 

Tìm phần tương ứng với 25 quyển. 
Tìm số vở của Minh và Khôi. 
- Bước 3:                              Giải bài toán: 
                       Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 
                                          2 + 3 = 5 (phần) 
                                     Số vở của Minh là: 
                                     25 : 5 x 2 = 10 (quyển ) 
                                         Số vở của Khôi là: 
                                         25 – 10 = 15 ( quyển ) 
                                                            Đáp số : Minh: 10 quyển vở 
                                                                          Khôi : 15 quyển vở. 
   - Bước 4:                            Kiểm tra: 10 + 15 = 25 

* Chú ý : Nếu học sinh không giải được như trên giáo viên có thể giúp học 
sinh lập kế hoạch giải như sau: 
- Bài toán cho biết gì ? 
- Tổng số vở là 25 quyển. 
Tỉ số giữa số vở của Minh và Khôi là 
2/3. 
- Bài toán hỏi gì ? 

- Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu quyển vở ? 

- Muốn biết được số vở của Minh, Khôi 

- Tìm giá trị của một phần. 

ta tìm cái gì trước ? 
- Làm thế nào để tìm được số vở của 

- Lấy giá trị của 1 phần nhân với số phần Minh ? quyển vở của Minh. 

- Làm thế nào để tìm được số vở của 

- Lấy số vở của hai bạn trừ đi số vở của Khôi ? Minh. 

* Sai lầm học sinh có thể mắc phải: 
- Không biểu diễn được sơ đồ đoạn thẳng. 
- Không tìm được tổng số phần bằng nhau. 
- Khi tìm số lớn, số bé không nhân với số phần. 
* Cách khắc phục: 
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề toán. 
- Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. 
- Dựa vào sơ đồ đoạn thẳng để phân tích bài toán. 
Từ đó rút ra các bước giải dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai 
số đó. 
- Đọc kĩ bài toán và tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. 
- Tìm số phần đoạn thẳng bằng nhau. 
- Tìm giá trị ứng với một phần đoạn thẳng. 
Sau khi áp dụng phương pháp này các em đã nắm chắc được từng dạng bài, 
biết cách tóm tắt, biết cách phân tích đề, lập kế hoạch giải, giải thành thạo, nhanh và chính xác hơn.
Muốn cho việc giải toán có hiệu quả thì GV phải biết vận dụng các kĩ năng, 
nghệ thuật giải toán để tạo ra sự hứng thú cho các em, gợi mở kiến thức bằng các 
câu hỏi nên vấn đề phù hợp với đối tượng học sinh để các em giải quyết vấn đề đó. 
Đồng thời GV phải hiểu rõ bản chất của dạng toán, đồng thời phải trau dồi chuyên 
môn, thể hiện tinh thần, trách nhiệm và lòng yêu nghề mến trẻ. 

                                                                                                          Tác giả: Phạm Thị Nga (GVCN lớp 4A)


 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 23
Hôm qua : 19
Tháng 04 : 268
Năm 2024 : 3.145